Cách sử dụng la bàn xem hướng nhà chuẩn nhất hiện nay

152
  • Thứ Bảy , 01/01/2000 00:00 GTM+7

Sử dụng la bàn xem hướng nhà để xác định hướng đó có hợp với mệnh của gia chủ trước khi thi công được xem là một trong những biện pháp khoa học và có tính ứng dụng cao trong thực tế. Nếu biết cách và am hiểu hết những kiến thức về la bàn phong thủy, bạn hoàn toàn có thể làm chủ vận mệnh của mình.

Cách sử dụng la bàn xem hướng nhà chuẩn nhất hiện nay

Sử dụng la bàn xem hướng nhà để xác định hướng đó có hợp với mệnh của gia chủ trước khi thi công được xem là một trong những biện pháp khoa học và có tính ứng dụng cao trong thực tế. Nếu biết cách và am hiểu hết những kiến thức về la bàn phong thủy, bạn hoàn toàn có thể làm chủ vận mệnh của mình.

Trong phạm vi bài viết này, kính mời quý bạn đọc cũng như quý khách hàng cùng tìm hiểu về la bàn phong thủy, ý nghĩa của la bàn và những ứng dụng thực tế của la bàn trong xây dựng nhà ở.

La bàn là gì?

La bàn là công cụ chủ yếu để xem phương hướng, phong thủy, có thể áp dụng các yếu tố ngũ hành, khí tiết, bát quái, can chi, định hướng tốt xấu, hợp mệnh, hợp tuổi từ đó có thể mang đến nguồn vượng khí, may mắn cho người chủ sử dụng.

La bàn có thể được coi là công cụ bao la vạn tượng, kinh thiên vĩ địa, không có nơi nào là không bao quát.

La bàn là công cụ phong thủy xác định phương hướng

Ở giữa la bàn có một chỗ trũng nhỏ để đặt kim châm gọi là thiên trì. Trong đó có một đường chỉ kẻ màu đen hoặc màu đỏ để chỉ hướng Nam, Bắc, đường kẻ này gọi là đườn Tý, Ngọ, còn gọi là đường Hải để. Đường kẻ này và kim nam châm chỉ đúng hướng chính Bắc 0 độ hoặc chính Nam 180 độ. Khi sử dụng, ta chỉnh đầu màu đỏ trên kim nam châm trùng với hướng Nam 180 độ, phía sau của kim trùng với hướng Bắc 0 độ. Kim từ chỉ Nam Bắc do trái đất vốn có lượng từ trường lớn, nguyên lý khác dấu hút nhau của cực Nam và cực Bắc trên trái đất, nên cực Bắc của kim nam châm sẽ bị thu hút về cực Nam.

Do kinh độ, vĩ độ không giống nhau, hướng Bắc theo hướng chỉ của kim từ không nhất định là hướng Bắc theo định lý mà có thể lệch về Đông hoặc Tây. Vì vậy, khi sử dụng cần chỉnh kim từ cho thẳng. Nếu kim từ không giữ được trạng thái cân bằng thì góc độ cũng sẽ bị sai lệch.

Lai lịch của kim nam châm

Kim nam châm là một bộ phận quan trọng của la bàn, gọi là kim từ. Tác dụng chủ yếu là chỉ hướng cực Nam Bắc. Bởi vì từ Bắc cực đến Nam cực trên địa cầu hình thành từ trường lớn, cho nên kim từ đều chủ hướng Nam Bắc, được gọi là kim chỉ nam. Để phân biệt hướng Nam, Bắc, một đầu của kim nam châm hướng Nam biểu thị bằng mũi tên, đồng thời trên đầu mũi tên có sơn màu đỏ.

Theo truyền thuyết nói màu đỏ này không phải là do sơn quết lên mà dùng máu của chim cú mèo có công hiệu bổ âm tránh tà, đem máu của nó quét lên kim nam châm có thể đón cát tránh hưng. Phần cuối của kim từ là một vòng tròn nhỏ, khi phân biệt phương hướng, đầu mũi tên màu đỏ chỉ hướng Nam, phần cuối chỉ hướng Bắc. Như thế không chỉ phân biệt được 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, khi ra khỏi nhà cũng không lo bị mất phương hướng.

Người ta lại chia Đông, Tây, Nam, Bắc thành Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, hình thành phương vị Bát quái. Sau đó lại chia mỗi phương thành vịt hành 3 phương vị nữa, đó chính là 24 sơn mà chúng ta thường dùng hiện nay. Phương vị của 24 sơn là cơ sở hình thành nên la bàn.

La bàn xem hướng nhà hiện nay có khá nhiều chủng loại

Các chủng loại la bàn thường dùng hiện nay

La bàn Tam hợp

Phương vị 24 sơn của la bàn Tam hợp xuất hiện sớm nhất do sự xác định đường Tý, Ngọ ở cực Nam Bắc, gọi là "Dương công chính châm" hoặc "Địa bàn". Do sự sai lệch về địa lý của cực từ Nam Bắc, Dương Công đã thêm một tầng phương vị trên mặt bàn, gọi là "Thiên bàn phùng châm". Đến thời Nam Tống, vị tiên hiền Lại Văn Tuấn phát hiện góc lệch từ là lệch Tây 7,5 độ, vì vậy lại thêm 1 tầng nữa trên bàn phương vị, gọi nó là "Nhân bàn", còn gọi là "Nhân bàn trung châm". Giới phong thủy học gọi nó là "Lại Công trung châm", từ đó trên mặt la bàn hình thành 3 tầng phương vị cơ bản. 3 tầng phương vị đó có 3 tác dụng cơ bản là: Chính châm dùng Tý, Ngọ xác định sơn hướng; Trung chân xác định lai long; Phùng châm xác định sơn hướng, thủy khẩu.

Tam nguyên bàn

Tam nguyên bàn còn được goi là "Tưởng bàn" hoặc "Dịch bàn". Tương truyền là do bậc thầy phong thủy thời Minh Tưởng Đại Hồng sáng lập. Đặc trưng chủ yếu của Tam nguyên bàn là có Dịch quái, có vòng 64 quẻ, thường chỉ có vòng 24 sơn, cũng chính là địa bàn chính châm mà chúng ta thường dùng. Tác dụng của nó là xác định long, huyệt, sa thủy, không dùng Dương Công phùng châm và Lại Công trung châm.

Nguyên hợp thông dụng bàn

Nguyên hợp thông dụng bàn tổng hợp Địa bàn chính châm, Nhân bàn trung châm, Thiên bàn phùng châm của Tam hợp bàn, cùng với vòng 64 quẻ trong Tam nguyên bàn và các tầng khác trên la bàn.

Tổng hợp số tầng trên la bàn càng nhiều, nội dung càng phức tạp, chế tạo cần phải tỉ mỉ. Đây là loại la bàn phong thủy thông dụng của 2 phái Tam hợp và Tam nguyên. Nó chú trọng đến ảnh hưởng cảu các vật kiến trúc cao tầng, núi non, dòng chảy đối với mộ trạch.

Phong thủy học Trung Quốc phân thành phái Hình thế và phái Lý khí. Hình thế là chỉ hoàn cảnh Loan đầu, lấy việc sử dụng la bàn Tam hợp làm chủ.; Lý khí chú trọng thời gian và phương hướng, lấy la bàn Tam nguyên làm chủ.

La bàn đã có lịch sử mấy ngàn năm, trải qua sự thay đổi của thời đại, hình dáng có chút đổi khác. Việc sử dụng la bàn xem hướng nhà thường căn cứ theo những lý luận của các dòng phái, tuy nhiên cũng không nằm ngoài la bàn Tam hợp và Tam nguyên.

Cấu tạo của La bàn

La bàn đã trở thành công cụ cần thiết của những người nghiên cứu phong thủy. Muốn ứng dụng được nó trong việc xem hướng cần hiểu được cấu tạo của nó. Phải hiểu rõ phương pháp sử dụng, thuật ngữ trên mỗi vòng của la bàn.

La bàn có cấu tạo nhiều vòng

La bàn ngày nay phân thành hai loại Nam Bắc.

Ngoại bàn cùa la bàn sản xuất ở Phúc Kiến phương Nam là hình vuông, la bàn nội bàn là hình tròn, mang ý nghĩa tượng trưng cho trời tròn đất vuông. Khi dùng có thể chuyển động, loại la bàn này gọi là Kiến bàn, được sử dụng khá thuận tiện.

La bàn phương Bắc làm bằng gỗ sản xuất ở Hưu Ninh có hình tròn, tượng trưng cho trời tròn gọi là Huy bàn.

Cấu tạo cụ thể của hai loại la bàn như sau:

1. Ngoại bàn

Cấu tạo của la bàn là ngoài vuông trong tròn. Phần ngoại bàn là bộ phận bao quanh la bàn, có tác dụng như một khay đỡ để bảo vệ nội bàn. Trên ngoại bàn không có chữ, phần lớn những chiếc la bàn có ngoại bàn đều được sản xuất từ Hồng Kong và Đài Loan.

2. Nội bàn

Nội bàn là bộ phận đặt bên trong ngoại bàn, khi sử dụng bạn có thể dùng ngón tay để chuyển động. Những tư liệu chữ khắc trên mỗi tầng của mặt nội bàn không giống nhau. Khi sử dụng cần chỉnh cho kim nam châm và đường Thiên tâm thập đạo của nội bàn được trùng khít với nhau. Chúng ta có thể sử dụng la bàn xem hướng nhà theo cách chuẩn phong thủy nhất có thể.

3. Thiên trì

Thiên trì dùng để chỉ khoảng trũng ở trung tâm la bàn, là nơi đạt kim nam châm. Với những chiếc la bàn đợt đầu, trong khoảng trũng này người ta thường đổ nước vào nồi để nổi kim nam châm. Người xưa cho rằng trời hình tròn, vì vậy gọi khoảng trũng này là "Thiên trì".

4. Thiên tâm thập đạo

Đường thiên tâm thập đạo còn gọi là đường Thiên đạo, là chỉ 2 sợi dây màu đỏ vuông góc với nhau ngay tại điểm trung tâm của Thiên trì, tạo thành hình chữ thập. Điểm đầu tiên và điểm cuối của 2 đường dây này được buộc cố định ở phần ngoại bàn. Khi xoay phần nội bàn, chúng ta có thể dựa vào đường Thiên tâm để xác định 24 sơn.

5. Các tầng của la bàn

Những vòng tròn có khắc chữ, ký hiệu trên bề mặt la bàn gọi là số tầng. Số tầng càng nhiều thì mức độ thông tin và ký hiệu càng nhiều. Mỗi la bàn có ít nhất 5 tầng, nhiều có thể lên đến hơn 50 tầng.

Chọn mua la bàn xem hướng nhà như thế nào

Khi chọn mua la bàn xem hướng nhà, trước tiên cần xem độ khít giữa nội bàn và ngoại bàn không được quá khít, cũng không nên quá lỏng, cần phải linh hoạt.

Chọn mua la bàn xem hướng nhà cần phải chú trọng

Khi lựa chọn dùng 2 ngón tay cái, ngón tay trái đặt phía sau, ngón tay phải đặt phía trước xoay nhẹ, xem xem mặt bàn có linh hoạt không. Mặt bàn không những cần linh hoạt mà còn phải trơn nhẵn, không sứt mẻ, trái phải, trước sau đều không bị lỏng, yêu cầu khi xoay ra phía trước và phía sau đều phải ổn định.

Khe hở giữa nội bàn và ngoại bàn không quá lớn, không chuyển động tốt nhất là không bị khô rít. Tốt nhất khi mua cần đặt la bàn trên mặt phẳng, xem kim chỉ nam có linh hoạt hay không. Cần phải ghi nhớ, 2 đầu kim nam châm không được một đầu cao, một đầu thấp, không được cong vênh, 2 đầu phải cân bằng, chỉ hướng phải chuẩn xác không được sai lệch.

Khi đặt kim nam châm nhất định cần chuyển động rung. Trong vòng nửa phút,lập tức dừng lại, tức là có thể xác định đường Tý, Ngọc. Phần kim nam châm không được thô ráp. Nếu như chuyển động chậm, không thể xác định phương hướng, có thể kết luận la bàn này là kém chất lượng.

Đường mũi tên màu đỏ của kim nam châm chỉ hướng Chính Nam 180 độ, phần đuôi chỉ hướng Chính Bắc 0 độ. Khi mua, chúng ta cần xem la bàn có đầu đỏ của kim nam châm chỉ hướng đúng Nam, đầu kia chỉ hướng Bắc, mới có thể chọn mua. Nếu sai lệch một chút thì không nên sử dụng để xác định phương hướng cho việc xây dựng nhà ở, biệt thự hay các công trình khác.

1. Đường Tý, Ngọ cần chuẩn xác

Thiên trì ở giữa la bàn, trong đó có kẻ một đường màu đỏ chỉ hướng Nam Bắc, đường kẻ đó gọi là đướng Tý, Ngọ hoặc đường Hải để. Đường thẳng này cần chỉ đúng hướng chính Bắc 0 độ hoặc chính Nam 180 độ trên nội bàn; sai một chút cũng không được.

2. Thiên tâm thập đạo định Tý, Ngọ

Đối với Kiến bàn, tại 4 phía của la ban đục một lỗ nhỏ, xuyên qua một sợi dây nylon màu đỏ, buộc chặt từ Đông sang Tây, từ Nam đến Bắc. Hai sợi dây này giao nhau thành hình chữ thập. Đường chữ thập đó gọi là Thiên thập âm đạo. Tại mỗi góc nới 2 dây giao nhau cần đúng 90 độ, sai một chút đều không thể coi là hợp tiêu chuẩn.

Thiên tâm thập đạo là một thứ học vấn nhằm xác định độ số của 24 sơn, cũng là tiêu chí có liên quan trong việc xem cát hung, phong thủy. Đặc biệt là việc phân kim của 28 vì tinh tú cũng dựa vào đó, nhất thiết không được xem nhẹ.

Chọn mua là bàn cần chú ý đến giới hạn đường Tý Ngọ

Việc lựa chọn mua la bàn xem hướng nhà cũng cần chú ý đến những điểm sau:

  1. Nội bàn và Thiên trì là hai bộ phận độc lập. Thiên trì là trung tâm điểm của nội bàn. Nếu như sơ xuất đặt lệch một chút, có thể khiến cho đường Hải để và đường Thiên tâm thập đạo xuất hiện sai lệch. Nên khi mua la bàn cần chú ý đến vấn đề này.
  2. Khi mua la bàn nên xoay chuyển đường Tý, Ngọ, Mão, Dậu trong nội bàn, xem vịt trí Tý của chính châm nội bàn có chuẩn 360 độ hay không. Vị trí Ngọ có chuẩn 180 độ hay không. Vị trí Tý của đường phân giới trong 28 vì tinh tú có phải đường nằm giữa sao Hư và sai Nguy không. Lại quan sát chính châm của vị trí Tý có chỉ vào sao Trương 3 độ của 28 vì tinh tú không. Xem Tý, Ngọ, Mão, Dậu đã chuẩn xác, chúng ta có thể mua được la bàn. Nếu sai lệch một chút, cần kiếm tra mức độ căn chùng của dây nylon đỏ. Sau đó chỉnh lại sợi dây một chút, nếu như có thể điều chỉnh được thì có thể sử dụng la bàn đó.
  3. Đường Tý, Ngọ dưới đáy kim ban châm cần thằng với đường Thiên tâm thập đạo. Để biết sai lệch, chúng ta có thể làm cho kim nam châm dao động một chút, sẽ lập tức phát hiện ra. Khi mua la bàn cần kiểm nghiệm nhiều lần, nếu có sai lệch thì nên chọn mua cái khác.
  4. Màu sắc của mặt la bàn có 2 loại là màu vàng kim và màu đen. Chữ viết cúng có màu vàng và màu đen. Chữ trên mặt la bàn màu vàng kim rõ hơn những phản xạ ánh sáng khá mạnh, thích hợp với những người cận thị hoặc thị lực kém. La bàn màu đen thích hợp sử dụng cho những người có thị lực tốt.
  5. Chữ viết trên mặt la bàn phải rõ nét, trên những tầng của nội bàn thường khắc nhiều chữ đỏ đan xen, những chữ đó là tư liệu quý báu liên quan đến nhiều phương diện. Cần phải mỗi chữ đều rõ nét. Càng rõ càng tốt.
  6. Mặt la bàn cần phẳng, khi lựa chọn la bàn cần chú ý xem mặt la bàn có bị biến hình hay sứt mẻ ở đâu không. Khi chế tạo la bàn bằng gỗ, chất gỗ có thể biến hình, những điều này cần phải chú ý.
  7. Số vòng cần thích hợp. Khi lựa chọn la bàn cần căn cứ vào dòng phái của mình. Vì mỗi dòng phái đều không giống nhau. Nếu học theo phái Tam nguyên, chúng ta chọn Tam nguyên bàn. Nếu học theo phái Tam hợp, chúng ta chọn Tam hợp bàn, như thế mới có thể phối hợp tốt với lý luện phong thủy phái mình.
  8. Mức độ to nhỏ cần thích hợp, mức độ to nhỏ của la bàn thường khác nhau, có số vòng cũng khác biệt. Dựa theo tính toán, kích thước nhỏ nhất của la bàn là 2 tấc 2. Lần lượt theo thứ tự là 3 tấc 4, 4 tấc 2, 5 tấc 2, 6 tấc 2, 7 tấc 2, 8 tấc 2, tương đương là 1 thước 1, 1 thước 2, … Khi mua la bàn nên căn cứ theo nhu cầu mà lựa chọn. Nếu thường xuyên khảo sát âm trạch hoặc thường xuyên xem phong thủy ở khu kinh doanh quy mô lớn hoặc xem địa hình để phục vụ cho việc mở mang kinh doanh, chúng ta cần phải lựa chọn loại la bàn có kích thước lớn một chút. Nếu xem phong thủy nhà ở, dùng la bàn cỡ vừa. Để thuận tiện cho việc mang theo có thể dùng la bàn cỡ nhỏ, tuy nhiên kích thước la bàn càng nhỏ thì độ chính xác càng kém, cần phải có kinh nghiệm mới sử dụng được.
  9. Để la bàn có hiệu quả tốt, tránh không được để la bàn ở chỗ vật thuộc kim, có từ tính, viền ngoài la bàn tốt nhất cũng không nên trang trí bằng chất liệu thuộc kim. Bởi vì những vật thuộc kim thường có từ tính, ảnh hưởng đến sự di chuyển của nam châm, xảy ra phản ứng không tốt, dễ sinh ra sai lệch.
  10. Mặt la bàn phải mỹ quan, la bàn xét về mọi phương diện đều tương đối tốt, nhưng mặt la bàn lại không được sáng bóng, hoặc có chỗ không được nhẵn phẳng. Khi sử dụng, loại la bàn này không có ảnh hường gì lớn, nhưng tâm lý lại thường cảm thấy không thoải mái. Vì vậy khi lựa chọn la bàn, ngoài các yêu cầu đã nói trên tốt nhất nên lựa chọn la bàn có mặt phẳng sáng bóng, nét chữ rõ ràng, có mỹ quan.

Những lưu ý quan trọng này sẽ giúp các bạn có thể lựa chọn được một la bàn phù hợp với mục đích sử dụng, sao cho kết quả đạt được tốt đẹp nhất có thể.

Kết cấu và 3 kim trong là bàn

La bàn là công cụ thao tác của các thầy phong thủy trong việc khảo sát âm dương trạch. Nó không chỉ được dùng trong việc phân biệt phương hướng, mà còn được sử dụng trong các việc tiêu sa, nạp thủy, thừa khí, lập hướng.

Kết cấu và 3 kim trong la bàn biểu thị những ý nghĩa khác nhau

Mặt la bàn là do kim nam châm và nhiều tầng đồng tâm cấu thành. Mỗi tầng đều ẩn chứa trí tuệ vĩ đại và kinh nghiệm thực tiễn của các bậc tiên hiền. Người xưa cho rằng, khí trường của con người chịu sự khống chế của khí trường thiên thể. Con người phải thuận theo tự nhiên đó, hài hòa với khí trường của vũ trụ mới là tốt. Nếu ngược lại với quy luật của tự nhiên, không hài hòa với khí trường vũ trụ là hung họa. Bởi vậy, người xưa đã đem kinh nghiệm của mình về các lĩnh vực như thiên tình, Thiên can, Địa chi, Ngũ hành, Bát quái và vạn sự vạn vật ở thế gian khắc vào trong các vòng la bàn.

Nguyên lý của la bàn là do các bậc hiền triết của Trung Quốc ở thời xưa đã thông qua việc quan sát thiên văn, địa lý để khám phá ra những kết quả đối với trái đất, mặt trời, mặt trăng, Cửu tinh và nhân sinh. Tương truyền rằng, la bàn thời xưa chỉ có 12 Địa chi, về sau mới tăng thêm Bát quái, Thiên can mà hình thành 24 sơn hướng. Vì thế các tầng của la bàn cũng dần tăng lên. Kết cấu của la bàn được chia ra thành 3 tầng là nội bàn, trung bàn và ngoại bàn. 3 tầng này được hình thành dựa trên cơ sở Tam tài thiên, địa, nhân. Đối với 3 kim, Thiên bàn gọi là phùng châm, Nhân bàn gọi là trung châm, Địa bàn gọi là chính châm. Tên gọi của 3 kim này tuy khác nhau, nhưng nội dung cơ bản tương tự nhau. Trung bàn và Thiên bàn đều dùng chính châm, chính châm ở tầng trong cùng của la bàn là Tam hợp. Cho nên nó còn được gọi là chính châm nội bàn. Trung châm ở tầng giữa của la bàn là Tam hopwk. Vì vậy nó còn được gọi là Nhân bàn hay Nhân bàn Trung châm. Phùng châm ở tầng ngoài cùng của la bàn Tam hợp, cho nên được gọi là ngoại bàn hay Thiên bàn phùng châm.

Vị trí của chính châm tọa ở phương vị Tý, Ngọ của 24 sơn, cho nên chính châm còn được gọi là kim Tý, Ngọ. Chính châm tọa ở chính vị trong 24 sơn hướng, bất luận là la bàn Tam nguyên hay la bàn Tam hợp, nó đều lấy Địa bàn làm chủ châm. Phàm là thuộc cách long, thừa khí, bố cục tọa huyệt và lập hướng đều lấy chính châm làm chủ. Dù ứng dụng trung châm hay phùng châm, đều lấy chính châm làm trung tâm.

Phương pháp sử dụng la bàn xem hướng nhà

Sử dụng la bàn xem hướng nhà như thé nào cho chuẩn

Khi sử dụng cần dùng la bàn để tiến hành khảo sát sơ bộ đối với công trình kiến trúc nhà ở như biệt thự, nhà vườn, nhà mái thái…. Khi trắc định, người xem hướng làm nhà phải đứng ở vị trí ổn định, tay nâng la bàn, giơ ngang trước ngực, để cho đường chữ thập tương ứng với kiến trúc. Đứng thẳng, dùng 2 ngón cái chuyển động nội bàn, khiến kim chỉ nam trùng với đường Tý, Ngọ trong Thiên trì. Đầu mũi tên màu đỏ của kim chỉ nam chỉ vị trí Ngọ, hướng Chính Nam. Phần cuối kim chỉ vị trí Tý, hướng Chính Bắc. Một đầu đường chữ thập màu đỏ trên la bàn chỉ vào vật kiến trúc. Sau đó, chúng ta cần quan sát đường đó đè lên chữ nào trong 24 sơn. Chữ đó chính là tọa sơn triều hướng của vật kiến trúc cần xác định. Chẳng hạn như đường đó đè lên Sửu, Mùi trong 24 sơn, chứng tỏ phương vị đó là Sửu sơn Mùi hướng hoặc Mùi sơn Sửu hướng. Nếu đường đó chạy qua Sửu sơn Mùi hướng, Kiêm quý, Đinh 3 phân. Vật kiến trúc đó chính là Sửu, Mùi kiêm Quý, Đinh hướng.

Có hai cách dùng để xác định tọa sơn triều hướng của vật kiến trúc. Cách thức thứ nhất là khảo sát bên trong. Cách thức thứ hai là khảo sát bên ngoài. Nếu muốn xác định tọa sơn triều hướng, cần sử dụng cách khảo sát bên trong. Cách khảo sát bên trong tương đối đơn giản. Thầy phong thủy đứng ở trung tâm của vật kiến trúc, tay nâng la bàn, trước tiên nhìn tổng quan 1 lượt. Trước mặt vật kiến trúc là triều hướng, sau lưng là tọa sơn. Phần đối diện phía mặt là sơn, sau lưng là hướng. Khi xác định nên đứng hơi xa vật kiến trúc một chút. Bởi khi đúng ở bên trong, nhiều chất liệu sắt thép trong nhà sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển động của kim nam châm, ảnh hướng đến tính chính xác của phương vị.

Khi xác định phương vị, nếu kim chỉ nam cứ lay động không dừng, hoặc tuy dừng nhưng trên thực tế phương hướng sai độ đi rất nhiều thì chứng tỏ nơi mình đứng sẽ có vật thuộc kim tác động đến từ tính của kin nam châm. Do đó mà dẫn đễn những sai lệch, chứng tỏ tọa hướng được xác định không chính xác, cần phải thay đổi vị trí để xác định.

Để tránh cho kim chỉ nam xảy ra sự sai lệch, tốt nhất đứng hơi xa một chút, khoảng cách tối thiểu là 1m hoặc 2m. Nếu được như vậy, việc xác định tọa hướng mới chính xác.

Với những thông tin khoa học mà chuyên gia Webnoithat.com vừa chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức trong việc sử dụng la bàn xem hướng nhà. Nếu có nhu cầu tư vấn thêm về phong thủy, thiết kế thi công nhà ở, hãy liên hệ trực tiếp với Webnoithat.com.

Cùng chủ đề