Thiết kế văn phòng mở - xu hướng mới của doanh nghiệp

142
  • Thứ Ba , 29/09/2020 00:00 GTM+7

Thiết kế văn phòng mở đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Được xem là xu thế mới của thời đại, không gian văn phòng mở luôn đem đến những điểm nhấn mới lạ và độc đáo cho doanh nghiệp. Tại sao mô hình thiết kế này lại được đón nhận nhiều như vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Thiết kế văn phòng mở - xu hướng mới của doanh nghiệp

Thiết kế văn phòng mở đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Được xem là xu thế mới của thời đại, không gian văn phòng mở luôn đem đến những điểm nhấn mới lạ và độc đáo cho doanh nghiệp. Tại sao mô hình thiết kế này lại được đón nhận nhiều như vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Văn phòng theo không gian mở được định nghĩa như thế nào

Văn phòng mở là văn phòng được thiết kế loại bỏ sự ngăn cách giữa các không gian bên trong văn phòng, loại bỏ đi những bức tường ngăn cách trong văn phòng làm việc, giúp văn phòng trông rộng rãi và thoáng đãng hơn.

Thiết kế văn phòng mở
Thiết kế văn phòng mở loại bỏ mọi sự ngăn cách

Trong kết cấu của thiết kế văn phòng, sẽ không có các phòng riêng biệt, không gian kín được xóa bỏ, các vị trí làm việc được bố trí chung với nhau. Việc sử dụng vách kính trong suốt cũng như sử dụng những chậu tiểu cảnh xanh luôn được chú ý sử dụng để tạo điểm nhấn cho căn phòng.

Những ưu điểm của thiết kế văn phòng mở

Thiết kế văn phòng mở có nhiều ưu điểm lớn, được đông đảo doanh nghiệp lựa chọn và yêu thích. Thiết kế không gian mở, đảm bảo những ưu điểm lớn sau:

Thứ nhất: Loại bỏ, giảm tối đa những bức tường bê tông cứng, bức vách thạch cao bao quanh, hạn chế tối đa các cửa ra vào, nhằm đem lại không gian rộng lớn, thông thoáng, giúp văn phòng rộng rãi và mới mẻ hơn.

Thứ hai: Giảm thiểu tối đa số lượng các phòng làm việc nhỏ trong khoảng không gian nhỏ của doanh nghiệp. Phòng làm việc riêng chỉ thực sự cần thiết sử dụng cho giám đốc, bộ phận kế toán, bộ phận nhân sự hoặc phòng họp. Còn đâu các phòng làm việc của nhân viên có thể bố trí ở cùng một không gian, tránh sự phân chia quá nhiều các không gian làm việc,vừa tốn kém chi phí đầu tư, vừa giúp tiết kiệm không gian.

Thứ ba: Vẫn đảm bảo không gian riêng tư khi sử dụng tấm panel, vách ngăn lửng hoặc vách kính để đảm bảo không gian riêng tư cho các phòng ban khi có nhu cầu. Việc sử dụng những tấm vách ngăn lửng, vách kính cũng như tâm panel sẽ giúp cho các nhân viên luôn nhìn thấy nhau mà có thể thuận tiện cho việc trao đổi công việc.

Thiết kế văn phòng mở
Thiết kế văn phòng theo không gian mở tạo giúp tối ưu hóa diện tích

Thứ tư: Thiết kế văn phòng theo không gian mở sẽ giảm bớt vách ngăn phân chia khu vực, đồng nghĩa với việc giảm diện tích, giúp không gian của văn phòng rộng hơn, giảm chi phí thi công văn phòng, lắp đặt chi phí làm vách ngăn và nhân công.

Thứ năm: Thiết kế văn phòng theo không gian mở nên không gian chung của văn phòng khá thoáng rộng, đảm bảo sự nhất quán, sự thông thoáng và quá trình di chuyển thuận tiện cho nhân viên.

Thứ sáu: Thiết kế văn phòng mở giúp cho việc quan sát, quản lý nhân viên được dễ dàng và nhất quán hơn mà không cần phải di chuyển quá nhiều.

Thứ bảy: Thiết kế văn phòng mở, tràn ngập không khí tự nhiên, giúp văn phòng mở giảm tối đa không gian riêng cũng như các góc chết. Hoàn toàn có thể tận hưởng được không gian đẹp mắt của những toàn nhà, nếu như mô hình văn phòng của gia đình bạn thiết kế theo không gian mở.

Ý tưởng thiết kế văn phòng mở được ra đời như thế nào

Thiết kế văn phòng mở
Thiết kế văn phòng mở ra đời những năm đầu của thế kỷ 20

Thiết kế văn phòng mở hiện đang là xu hướng, tuy nhiên bạn có biết xu hướng này hình thành và xuất hiện từ khi nào không?

Ý tưởng thiết kế văn phòng không gian mở được hình thành từ những năm đầu thế kỷ 20, giới kiến trúc sư lúc đó cho rằng văn phòng hiện giờ khá cực đoan và bó cuộc. Không gian mở linh hoạt sẽ sẽ cho nhân viên không phải chịu đựng giới hạn bó cuộc của văn phòng chật chội và quá kín đáo.

Năm 1900 Frederick kiến trúc sư sử dụng kỹ thuật từ nhà máy, đặt các trạm chuyên dụng trong văn phòng mở.

Năm 1939, Frank Lloyd Wright đã bố trí trụ sở Johnson Wax theo kiểu mở với những cột trắng mỏng, bàn làm việc hình bầu dục và tủ hồ sơ sử dụng màu đỏ đậm.

Năm 1950, văn phòng theo xu hướng mở chính thức xuất hiện, bắt đầu từ nhóm thiết kế người Đức. Sau đó được Herman Miller chỉnh sửa và khiến nó trở nên phổ biến hơn vào những năm 1960.

Năm 1964, Robert đã sáng tạo ra văn phòng đầu tiên gọi là văn phòng hành động. Văn phòng này linh hoạt và đem lại sự riêng tư cho nhân viên. Tuy nhiên mô hình này bị thất bại do giá thành đầu tư quá cao.

Năm 1980, thiết kế nội thất văn phòng đã thay đổi nhiều, dùng cách vách ngăn màu xám để phân chia không gian lớn thành các không gian nhỏ hơn cho người làm việc.

Năm 1990, các công ty khởi nghiệp công nghệ phát triển văn phòng mở hoàn toàn, không gian làm việc mở đã trở thành xu hướng chuẩn mực mới được nhiều doanh nghiệp yêu thích.

Thiết kế văn phòng mở
Lịch sử hình thành và phát triển của xu hướng mở diễn ra nhiều quá trình

Hiện nay văn phòng theo xu hướng mở có nhiều đổi mới về ý tưởng, linh hoạt theo nhu cầu hiện đại cũng như kinh phí đầu tư của nhiều doanh nghiệp. Thiết kế văn phòng không gian mở đem lại một sức sống mới cho văn phòng hiện đại, khơi nguồn cảm hứng mới mẻ cho nhân viên, đem lại hiệu quả năng suất làm việc cao.

Việc lựa chọn thiết kế văn phòng mở được xem là xu hướng thiết kế văn phòng mới hiện nay, tuy nhiên để lựa chọn mô hình này, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc đến những hạn chế của nó, để đưa ra những quyết định cho chính xác cũng như có giải pháp khắc phục.

Hạn chế của văn phòng mở

Bên cạnh những lợi ích là thế mạnh, thiết kế văn phòng theo không gian mở cũng tồn tại những hạn chế nhất định như:

Thứ nhất: Dễ gây mất tập trung, bởi thiết kế tập trung mặt sàn, cho nên không gian văn phòng thường có nhiều tiếng ồn, tiếng nói chuyện cũng như tiếng điện thoại dễ gây mất tập trung cho nhân viên khác.

Thứ hai: Ít có sự riêng tư cá nhân khi làm việc. Màn hình và không gian làm việc gần như được phô bày công khai, do đó dễ bị người khác quan sát lúc làm việc, hoặc những thông tin trên màn hình máy tính sẽ dễ bị lộ. Do đó tính riêng tư của văn phòng không đảm bảo cho các nhân viên về tính riêng tư.

Ngoài hai hạn chế này thì thiết kế nội thất theo không gian mở luôn đón nhận được nhiều sự yêu thích và lựa chọn của nhiều doanh nghiệp.

Thiết kế văn phòng mở
Văn phòng mở sẽ không đảm bảo tính riêng tư cho nhân viên trong quá trình làm việc

Văn phòng mở phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp, với đặc thù riêng, văn phòng có khả năng thích ứng linh hoạt với các điều kiện mặt bằng cũng như ý tưởng hoàn thiện của mặt bằng không gian.

Những lưu ý khi thiết kế văn phòng

Để có thể sở hữu được không gian làm việc khoa học, chuẩn các tiêu chí và đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Việc tuân thủ những yêu cầu thiết kế văn phòng luôn là việc làm cần thiết.

Yêu cầu thẩm mĩ

Tính thẩm mĩ của văn phòng được đánh giá trên nhiều phương diện, đó là sự pha trộn hài hòa giữa màu sắc, đồ dùng trang trí và bố cục sắp xếp nội thất. Tính thẩm mĩ được xem là bộ mặt thể hiện thương hiệu của doanh nghiệp. Thiết kế văn phòng đảm bảo bố cục tự do, không có tính đối xứng, tuy nhiên tất cả đều phải được sắp xếp và bố trí theo tính thẩm mĩ chuẩn.

Yêu cầu về công năng

Công năng sử dụng được xem là yếu tố quan trọng thứ hai, sau tính thẩm mĩ. Suy cho cùng thì văn phòng có sử dụng được hay không, công năng có cân đối và khoa học hay không sẽ quyết định đến tính tối ưu hóa của văn phòng không gian mở.

Yêu cầu về vật liệu

Việc thiết kế thi công văn phòng theo mô hình không gian mở, đòi hỏi phải sử dụng những vật liệu mới. Một trong những vật liệu được sử dụng nhiều nhất chính là kính, vách ngăn lửng, vách ngăn CNC. Việc sử dụng nên lựa chọn những vật liệu thông dụng, có tính bền đẹp và có tính di chuyển linh hoạt.

Để hoàn thiện và sở hữu mô hình thiết kế văn phòng mở, nhất thiết doanh nghiệp nên nhờ sự tư vấn của kiến trúc sư. Nếu bạn đang muốn sở hữu một không gian văn phòng khoa học và giàu tính thẩm mĩ, hãy liên hệ ngay với kiến trúc sư của chúng tôi. Web Nội Thất luôn sẵn sàng đáp ứng mọi thắc mắc của khách hàng.

Cùng chủ đề